Những điều cần biết về quy chế thi đánh giá năng lực

Bất kỳ kỳ thi nào, bao gồm cả bài thi đánh giá năng lực, đều có quy chế riêng nhằm đảm bảo trật tự trong quá trình làm bài và bảo vệ quyền lợi của các thí sinh, đảm bảo sự công bằng cho kỳ thi. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các kỳ thi đánh giá năng lực, Greenwich Việt Nam xin gửi đến các thí sinh tổng quan về nội quy thi đánh giá năng lực, giúp các bạn có sự chuẩn bị tốt nhất cho những kỳ thi sắp tới.

Kỳ thi đánh giá năng lực là gì? 

Kỳ thi đánh giá năng lực là một hình thức tuyển sinh được nhiều trường đại học áp dụng nhằm đánh giá toàn diện khả năng học tập và kiến thức của thí sinh. Đây là kỳ thi giúp các trường chọn lọc thí sinh phù hợp nhất với yêu cầu đào tạo.

Các kỳ thi đánh giá năng lực có thể bao gồm nhiều dạng câu hỏi và định dạng khác nhau như bài kiểm tra trắc nghiệm, bài tập thực hành, bài luận, phỏng vấn và nhiều hình thức khác. Một số kỳ thi đánh giá năng lực ngôn ngữ phổ biến gồm TOEFL, HSK, TOPIK.

Trong phòng thi đánh giá năng lực
Ảnh: Internet

Tại Việt Nam, kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh trước khi vào đại học. Đây là hình thức thi do các trường đại học tự tổ chức và sử dụng kết quả để xét tuyển. Bài thi đánh giá năng lực thường sẽ bao gồm 120 câu hỏi, kéo dài trong 150 phút, không chỉ dựa trên lý thuyết mà còn bao gồm kiến thức xã hội và suy luận logic. Hình thức của bài thi là câu hỏi trắc nghiệm khách quan, với nội dung tích hợp các kiến thức và tư duy như cung cấp số liệu, dữ liệu và các công thức cơ bản, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề.

Quy chế thi đánh giá năng lực 

Bài thi đánh giá năng lực của các trường đại học luôn có sự tương đồng nhau, đều đánh giá năng lực cơ bản của thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuy nhiên về cấu trúc đề thi, thang điểm, hình thức thi,.. giữa hai kỳ thi vẫn có sự khác nhau.

Nội dung liên quan:  800 điểm đánh giá năng lực đậu đại học nào?
STTKỳ thiCấu trúc đề Quy mô kỳ thiHình thức xét tuyển
1ĐGNL – ĐH Quốc Gia Hà NộiCấu trúc đề: 3 phần 

– Phần 1: Tư duy định lượng (Toán học)

 – Phần 2: Tư duy định tính (Văn học – Ngôn ngữ)

– Phần 3: Khoa học (Tự nhiên – Xã hội)

Số lượng câu hỏi: 150 câu: Mỗi phần 50 câu 

Thời gian làm bài: 195 phút

– Phần 1 : 75 phút

– Phần 2 và 3: Mỗi phần 60 phút

Tổ chức tại 7 tỉnh thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ AnThí sinh sử dụng Giấy chứng nhận kết quả để đăng ký xét tuyển vào các trường mong muốn.
2ĐGNL – ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí MinhCấu trúc đề: 3 phần 

– Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh)

– Phần 2: Toán, tư duy logic và phân tích  số liệu

– Phần 3: Giải quyết vấn đề (Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa, chính trị và xã hội)

Số lượng câu hỏi: 120 câu 

– Phần 1: 40 câu 

– Phần 2: 30 câu 

– Phần 3: 50 câu 

Thời gian làm bài: 150 phút

​​

 

Tổ chức tại 17 tỉnh thành, với 35 đơn vị đại học phối hợp tổ chức

Đăng ký nguyện vọng trực tiếp trên hệ thống xét tuyển của ĐHQG TP.HCM. Một số trường không sử dụng hệ thống xét tuyển này, thí sinh có thể nộp Giấy chứng nhận kết quả để xét tuyển vào trường
3ĐGNL do Bộ Công An tổ chứcCấu trúc đề thi: 2 phần 

– Phần 1: Trắc nghiệm: Phần nội dung gắn với kiến thức THPT theo tổ hợp xét tuyển và Phần trắc nghiệm kiểm tra khả năng tư duy logic, phán đoán của thí sinh.

– Phần tự luận: Thí sinh có thể lựa chọn thi một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn.

Thời gian làm bài: 180 phút

– Phần trắc nghiệm: 90 phút

– Phần tự luận: 90 phút

Học viện Chính trị Công an nhân dân, Đại học Kỹ thuật – Hậu cần Công an nhân dân, Đại học An ninh nhân dânPhương thức tuyển sinh sẽ kết hợp giữa điểm thi đánh giá và điểm thi tốt nghiệp THPT. 

Cụ thể, điểm thi đánh giá chiếm tỉ lệ 60%, điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm tỉ lệ 40%.

  4ĐGNL – ĐH Sư Phạm Hà NộiCấu trúc đề: Theo từng môn học

Gồm 8 bài thi tương ứng với 8 môn học:

– Bài thi Toán gồm 31 câu hỏi (28 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận), thời gian làm bài trong 90 phút.

– Bài thi Ngữ văn gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm và 2 câu liên quan đến bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.

– Bài thi Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa Lý gồm 29-30 câu hỏi (28 câu trắc nghiệm, còn lại là tự luận), thời gian làm bài trong 60 phút.

– Tại Hà Nội: Trường ĐHSP Hà Nội, số 136 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy,

– Tại Bình Định: Trường Đại học Quy Nhơn, số 170 An Dương Vương, Thành phố Quy Nhơn

Xét kết hợp giữa điểm học bạ THPT và điểm thi Đánh giá năng lực.
  5ĐGNL chuyên biệt – ĐH Sư Phạm TP Hồ Chí MinhCấu trúc đề: Gồm 6 bài thi: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn và tiếng Anh.

– Bài thi Toán học, Vật lý học, Hóa học, Sinh học gồm 50 câu hỏi (35 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu trả lời ngắn) trong thời gian 90 phút.

– Bài thi Ngữ Văn bao gồm 20 câu trắc nghiệm 4 lựa chọn và 1 câu nghị luận xã hội độ dài khoảng 600 từ trong thời gian 90 phút,

– Bài thi Đánh giá năng lực tiếng Anh gồm 4 phần ứng với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết trong thời gian làm bài 180 phút. 

Thành phố Hồ Chí Minh và Long AnThí sinh lựa chọn một hoặc một số bài thi để xét tuyển vào ngành học mong muốn. Điểm đặc biệt của bài thi này là kết quả thi có thể được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 2 năm

Những trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực

Việc sử dụng kết quả thi ĐGNL giúp các trường đại học chọn lọc thí sinh có năng lực toàn diện và phù hợp với yêu cầu đào tạo của mình. Dưới đây là danh sách một số trường đại học nổi bật sử dụng kết quả thi ĐGNL để xét tuyển dựa theo mỗi kỳ thi ĐGNL: 

1. ĐGNL Đại học Quốc Gia Hà Nội

Có hơn 60 trường Đại học phía Bắc sử dụng kết quả ĐGNL của Đại học Quốc Gia Hà Nội bao gồm các trường trong khối Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Điện lực, Đại học Hà Nội, Học viện ngân hàng, Học viện tài chính, Đại học Mở, Đại học Thái Bình, Đại học Đông Đô, Đại học Hải Phòng….

Đại học Greenwich cũng là một trong số những trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL. Thí sinh đạt từ 70 điểm trở lên đối với kỳ thi ĐGNL của ĐHQG Hà Nội và từ 700 điểm trở lên đối với kỳ thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM đủ điều kiện được tuyển thẳng vào trường. Ngoài ra mức điểm của các thí sinh còn được sử dụng để trường xét trao tặng học bổng với giá trị lên từ 25 triệu – 144 triệu đồng/ suất tuỳ vào cơ sở 

2. ĐGNL Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Các trường trong khối Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh bao gồm Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học – Tự nhiên, Đại học Xã hội – Nhân văn, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Công nghệ thông tin,…

Ngoài ra còn 1 số trường khác ở khu vực miền Nam như Đại học Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), Đại học Khoa học (ĐH Huế), Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Bình Dương, Học viện hàng không Việt Nam, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Văn Lang,…

3.Các kỳ thi ĐGNL khác

  • Đối với kỳ thi do Bộ Công An tổ chức, bài thi ĐGNL được áp dụng cho tuyển sinh khối ngành Quân đội 
  • Kỳ thi ĐGNL của Đại học Sư phạm Hà Nội cũng chỉ áp dụng cho tuyển sinh Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Bài thi ĐGNL chuyên biệt ĐH Sư phạm HCM chấp nhận tuyển sinh cho 2 trường ĐH Sư phạm HCM và ĐH Sư phạm Hà Nội 

Quy chế thi đánh giá năng lực giữa các trường đại học tại Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, từ cấu trúc bài thi, nội dung, thời gian thi đến cách tính điểm và các tiêu chí ưu tiên. Thí sinh cần nắm rõ quy chế của từng trường để có kế hoạch ôn tập và thi tốt nhất, đồng thời tăng cơ hội trúng tuyển vào trường mong muốn.

Nội dung liên quan:  Đánh giá 4 cuốn sách ôn thi đánh giá năng lực đáng mua nhất
#

Lịch sự kiện

04Th10

[HCM] COMPANYVISIT FSOFT TOUR

8:00 sáng - 12:00 chiềuHo Chi Minh campus
04Th10

[HCM] Company Visit: 1990 Agency 

8:00 sáng - 5:00 chiềuHo Chi Minh campus
01Th10

[HCM] Timeline event tháng 10/2024

8:00 sáng - 5:00 chiềuHo Chi Minh campus