Hướng dẫn ghi giấy đăng ký nguyện vọng đầy đủ, chi tiết nhất

Kỳ thi tuyển sinh đại học 2024 đang đến gần, đây là thời điểm quan trọng để các thí sinh lớp 12 hoàn thiện hồ sơ và chuẩn bị cho kỳ thi. Một trong những bước quan trọng trong quá trình này là điền chính xác giấy đăng ký nguyện vọng.

Thấu hiểu được nỗi trăn trở ấy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho các thí sinh cách điền mẫu giấy đăng ký nguyện vọng.

Mẫu phiếu đăng ký nguyện vọng tham khảo

Mẫu giấy đăng ký nguyện vọng có thể thay đổi tùy theo từng kỳ thi tuyển sinh và quy định của từng trường đại học/cao đẳng. Do vậy, thí sinh cần cập nhật thông tin mới nhất từ website của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc website của trường đại học/cao đẳng mà mình dự thi.

Dưới đây là mẫu phiếu đăng ký nguyện vọng tham khảo:

https://drive.google.com/file/d/1acUBaEUnmlRRXNf88HmIpfrYNpn7c4SW/view

Hướng dẫn ghi giấy đăng ký nguyện vọng

A. Thông tin cá nhân

Mục 1. Họ tên của thí sinh: Viết đúng như thông tin trên giấy khai sinh bằng chữ in hoa có dấu.

Ví dụ: HUỲNH TUẤN KIỆT hoặc TRƯƠNG NGUYỄN GIA NGHI

Tại mục giới tính trong giấy đăng ký nguyện vọng, thí sinh lưu ý:

  • Nếu bạn là nữ thì ghi số 1
  • Nếu bạn là nam thì ghi 0

Giới tính sinh học chỉ có hai loại chính là nam và nữ. Khác với xu hướng tính dục có nhiều loại khác nhau như dị tính, song tính, đồng tính, vô tính và đa tính.

Mục 2. Ngày, tháng, năm sinh vui lòng điền đúng theo giấy tờ, đặc biệt đối với năm sinh chỉ điền hai số cuối và nếu ngày sinh nhỏ hơn 10 phải điền kèm số 0 ở đầu câu.

Ví dụ: Nếu bạn sinh ngày 20/9/2005 thì điền lần lượt là 20 – 09 – 05.

Nội dung liên quan:  Hướng dẫn thay đổi số điện thoại đăng ký nguyện vọng

Mục 3. Nơi sinh: Ghi rõ tên tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) nơi thí sinh sinh ra

Ví dụ: Phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

hay thôn Mỹ Tường 2, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận

Dân tộc: Ghi bằng chữ thường, như nếu bạn là dân tộc Kinh thì điền chữ “Kinh”.

Quốc tịch nước ngoài: Điền dấu “X” nếu thí sinh có quốc tịch nước ngoài, ngược lại thì thí sinh có thể bỏ trống.

Mục 4. Số CMND/Thẻ CCCD: Bạn điền mỗi số tương ứng với từng ô riêng biệt từ trái qua phải theo đúng thứ tự trên thẻ vào giấy đăng ký nguyện vọng.

Mục 5. Hộ khẩu thường trú: Ghi rõ tên tỉnh (thành phố), huyện (quận), xã (phường) nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú.

  • Hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1: Đánh dấu “X” nếu thí sinh có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại khu vực 1, ngược lại có thể bỏ trống.
  • Hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại xã đặc biệt khó khăn: Đánh dấu “X” nếu thí sinh có hộ khẩu thường trú trên 18 tháng tại xã đặc biệt khó khăn, ngược lại thì để trống.

Lưu ý: Chỉ được tích vào 1 trong 2 ô trên.

Bên cạnh đó, ở mục điền mã tỉnh, huyện, thí sinh có thể tìm kiếm trên thanh công cụ Google. Ví dụ: Nếu tôi ở Nhơn Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận thì tôi sẽ điền như sau:

  • Mã tỉnh: 58
  • Mã huyện: 586
  • Mã xã: 22867

Mục 6. Điền thông tin về ngôi trường THPT mà bạn đã theo học ở các năm lớp 10, 11 và 12 vào mục này trong giấy đăng ký nguyện vọng.

Song, về mã tỉnh và mã trường bạn có thể tự tra cứu trên internet hoặc hỏi giáo viên hướng dẫn của bạn.

Mục 7. Ghi số điện thoại và email/gmail mà thí sinh đang sử dụng.

Mục 8. Ở mục này cần ghi rõ họ và tên, số điện thoại đang sử dụng và địa chỉ thường trú của người mà thí sinh muốn liên hệ khi cần thiết. Thường nên điền thông tin của người thân trong gia đình như cha mẹ, ông bà hoặc anh chị em,…

Nội dung liên quan:  Nguyện vọng xét tuyển đại học là gì? Kinh nghiệm đăng ký xét tuyển

hướng dẫn ghi thông tin cá nhân

B. Thông tin đăng ký thi

Mục 9: Thí sinh đánh dấu “X” vào ô trống trong giấy đăng ký nguyện vọng nếu muốn dùng kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển.

Mục 10: Đánh dấu “X” vào ô tương ứng với chương trình học của bạn.

Mục 11: Đánh dấu “X” vào ô nếu bạn là thí sinh tự do, tức thời điểm hiện tại thí sinh không theo học bất kỳ trường THPT nào, cụ thể:

  • Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp là những cá nhân đã có kết quả học tập tại các trường THPT trước đó nhưng vì lý do nào khác mà vẫn chưa có bằng tốt nghiệp THPT.
  • Thí sinh tự do đã tốt nghiệp là những cá nhân đã thi và có bằng tốt nghiệp THPT, hiện tại muốn đăng ký thi lại để dùng kết quả xét tuyển vào các trường cao đẳng, đại học.

Mục 12: Để đảm bảo tính chính xác, thí sinh cần ghi rõ tên hội đồng thi nơi dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mã hội đồng thi sẽ được Bộ cung cấp và công bố chính thức.

Ví dụ: Nếu bạn thi ở Đồng Nai thì mã hội đồng trong tờ giấy đăng ký nguyện vọng là 48, còn Quảng Nam là 34.

Mục 13: Điền tên trường mà bạn đăng ký thi (Tức địa điểm thi), có thể là trường bạn đang theo học hoặc trường khác.

Mục 14: Đánh dấu “X” vào những môn thuộc tổ hợp môn mà bạn chọn để thi THPT Quốc gia.

Mục 15: Ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện miễn thi ngoại ngữ hoặc xét tuyển sinh (Nếu có).

hướng dẫn ghi thông tin đăng ký thi

C. Thông tin để xét tuyển nhận tốt nghiệp THPT

Mục 16: Để bảo lưu điểm bài thi từ năm trước, thí sinh cần điền điểm bài thi vào ô tương ứng trên phiếu đăng ký. Nếu không, có thể trực tiếp bỏ qua mục này.

Sau đó, thí sinh cần ký tên, ghi rõ họ tên và cam kết thông tin chính xác. Cuối cùng, thí sinh cần dán ảnh 4×6 để hoàn tất mẫu giấy đăng ký nguyện vọng.

Nội dung liên quan:  Điều gì xảy ra khi không đăng ký nguyện vọng?

Hồ sơ đăng ký nguyện vọng gồm những gì?

Tất cả các thí sinh đăng ký nguyện vọng cần phải chuẩn bị các loại hồ sơ như sau:

  • 02 Phiếu Đăng ký dự thi (theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
  • 02 Ảnh 4×6 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh phía sau ảnh).
  • 02 Phong bì dán tem ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
  • Bản photo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (công chứng 2 mặt trên 1 mặt giấy A4).
  • Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên, khuyến khích (nếu có).

Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT cần chuẩn bị thêm bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao).

Đối với các thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT, ngoài việc điền giấy đăng ký nguyện vọng và chuẩn bị những loại giấy tờ chung như trên thì cần chuẩn bị thêm:

  • Học bạ THPT hay Phiếu kiểm tra của người học trong trường hợp tự học đối với GDTX (bản sao).
  • Bản sao của bằng tốt nghiệp THCS hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp.
  • Giấy xác nhận điểm đã đúng thực tế do trường xác nhận.
  • Giấy xác nhận lại bản sao học bạ (nếu thí sinh bị mất học bạ THPT bản chính).
  • Giấy xác nhận đã hoàn thành các môn văn hóa theo quy định của Bộ Giáo dục (đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nhưng không có học bạ THPT).

Lưu ý: Các bản sao giấy tờ cần được công chứng hợp lệ, song ảnh thẻ phải mới chụp, rõ nét, kích thước đúng quy định.

hồ sơ xét tuyển nguyện vọng

Một số lỗi thường gặp khi điền giấy đăng ký nguyện vọng

  • Lỗi sai thông tin cá nhân như họ tên, dân tộc, giới tính,…
  • Lỗi sai mã ngành, mã trường hoặc tổ hợp xét tuyển có thể dẫn đến việc thí sinh không được xét tuyển vào ngành, trường mà mình mong muốn.
  • Lỗi thiếu hoặc sai thông tin về hồ sơ có thể dẫn đến việc thí sinh không được xét tuyển như thiết ảnh, bản photo CMND/CCCD…
  • Lỗi ký tên không đúng có thể dẫn đến việc thí sinh không được xét tuyển. Cần ký đúng họ và tên của mình vào giấy đăng ký nguyện vọng.

Trên đây là những thông tin về giấy đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2024. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các thí sinh trong việc hoàn thiện hồ sơ dự thi.

Chúc các em học sinh thành công trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2024!

#

Lịch sự kiện