Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong đào tạo nên những cử nhân ngành này trong tương lai. Tìm hiểu trước thông tin không chỉ giúp học sinh biết trước khả năng đáp ứng của bản thân mà còn có thể chuẩn bị một hành trang vững vàng hơn. Những thông tin mới nhất sẽ có trong bài viết của Greenwich Việt Nam.
Kiến thức nền tảng trong chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin
Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin bao gồm các kiến thức nhằm đào tạo Cử nhân có đầy đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức, phẩm chất tốt. Những kiến thức được trang bị là tiền đề để sinh viên sau khi ra trường có thể hòa nhập và phát triển trong môi trường làm việc sau này. Trong đó, những kiến thức cơ bản cần có như:
Các môn toán học
Ngoài những kiến thức khoa học tự nhiên được học tập từ cấp 2, cấp 3, sinh viên sẽ được bổ sung nền tảng toán học với môn đại số, xác suất thống kê, tính toán,… Kiến thức toán học là một trong những tiền đề quan trọng để sinh viên bước đầu chinh phục ngành công nghệ thông tin.
Lập trình
Đến với chương trình học, sinh viên cần được tiếp cận và hiểu được những ngôn ngữ lập trình phổ biến như Java, C++, Python, JavaScript,… Bên cạnh đó, chương trình học còn gồm kỹ thuật lập trình với kiến thức về cấu trúc dữ liệu và thuật toán. Ngoài ra, không thể không nhắc đến phương pháp và công cụ phát triển phần mềm.
Đến sâu hơn với kiến thức, sinh viên sẽ được học cách làm việc với các kiểu dữ liệu, biến và biểu thức. Hơn nữa, các kiến thức khác thường có trong lập trình chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin:
- Câu lệnh điều kiện
- Nhập và xuất dữ liệu
- Làm việc với vòng lặp
- Làm việc với trỏ chuột
- Làm việc với hàm
- Làm việc với chuỗi
- Các kiểu dữ liệu tự tạo
- Quản lý tập tin
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là kiến thức không thể thiếu mà bất kỳ sinh viên công nghệ thông tin nào cũng cần nắm được để có thể khai thác dữ liệu. Cơ sở dữ liệu bao gồm các vấn đề liên quan đến hệ quản trị MySQL, ngôn ngữ SQL và cách sử dụng chúng để khai thác được dữ liệu.
Ngoài các nền tảng cơ bản, còn có một số kiến thức nâng cao khác trong cơ sở dữ liệu như cách làm việc với các đối tượng trong cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin dữ liệu. Bên cạnh đó, sinh viên công nghệ thông tin còn được học cách tối ưu hóa quá trình vận hành, khai thác một cơ sở dữ liệu hiệu quả.
Mạng máy tính
Mạng máy tính bao hàm cả mạng internet, mạng di động và mạng cục bộ. Những dữ liệu này cần được thiết kế, phát triển và triển khai thành một mạng lưới rộng lớn. Có thể hiểu, trong phần này, sinh viên sẽ được học về nguyên lý của mạng, cách thiết kế, xây dựng từ một hệ thống mạng cục bộ đến mạng diện rộng, có thể kết nối toàn cầu.
Cụ thể hơn, người học sẽ được nghiên cứu sâu về các công nghệ mạng phổ biến như truyền tải tập tin, thư tín điện tử, điện toán đám mây, tính toán lưới, vận hành data center, bảo mật thông tin.
Hệ điều hành
Hệ điều hành là phần cốt lõi trong chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin, là phần không thể bỏ qua khi đào tạo cử nhân công nghệ thông tin. Trong phần này, sinh viên sẽ hiểu được những giao diện và dịch vụ cần thiết để các ứng dụng có thể chạy và tương tác với phần cứng của máy tính.
Hiểu về hệ điều hành sẽ có thể quản lý tài nguyên máy tính tốt bằng cách phân bổ tài nguyên như bộ nhớ, CPU, đĩa cứng một cách hiệu quả, hoạt động trơn tru. Có thể hiểu, học về hệ điều hành chính là học về các môi trường lập trình, công cụ phát triển.
Kiến thức chuyên sâu
Hầu hết những ai theo học chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin cũng từng băn khoăn về chọn ngành học chuyên sâu để theo đuổi. Không chỉ quan tâm đến độ hot của ngành học, mỗi sĩ tử còn cần biết bản thân mình phù hợp với chuyên môn nào. Đặc biệt, tìm hiểu về nguồn nhân lực và cơ hội việc làm trong tương lai.
Phát triển phần mềm
Nếu theo học về phát triển phần mềm, sinh viên sẽ được nghiên cứu về nền tảng để sản xuất phần mềm từ cơ bản đến nâng cao. Không chỉ dừng lại ở kiến thức trên giảng đường, mỗi người cần trau dồi liên tục về kiến thức và kỹ năng lập trình sâu rộng đa ngôn ngữ như C#, Java, Python,…
Bên cạnh đó, ngoại ngữ là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với sinh viên theo học chuyên ngành Phát triển phần mềm, đặc biệt là tiếng Anh. Điều này quan trọng bởi hầu hết các tài liệu nâng cao đều được viết bằng ngoại ngữ. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để mỗi cử nhân có khả năng tìm kiếm công việc từ doanh nghiệp nước ngoài.
Kỹ thuật phần mềm
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là một lĩnh vực chuyên về xây dựng và phát triển phần mềm. Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học và nghiên cứu chuyên sâu về thiết kế, phát triển và bảo trì các ứng dụng phần mềm. Đó là bao gồm các kiến thức về quản lý dự án, phân tích yêu cầu, triển khai sản phẩm và kiểm thử.
Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo đang là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh trong những năm gần đây. Đây là một chuyên ngành kết hợp nhiều kiến thức tổng hợp khác nhau. Không những chỉ cần học về khoa học máy tính để xử lý dữ liệu hay học toán học để thống kế phát triển AI, sinh viên còn tìm hiểu sâu về tâm lý học và nhận thức hệ thống giống như con người.
An toàn thông tin
Trong thời kỳ công nghệ số bùng nổ, đi kèm với đó là những tiềm ẩn rủi ro về sự an toàn mạng. Do vậy, tầm quan trọng của chuyên ngành An toàn thông tin càng ngày càng nâng cao. Đây là chuyên ngành đóng vai trò bảo vệ hệ thống thông tin tránh khỏi các hành động xâm nhập của các virus, chống lại việc phát tán hoặc phá hoại dữ liệu bất hợp pháp.
Trước hết, sinh viên sẽ được học cách để đảm bảo chất lượng dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống. Những kiến thức cụ thể bao gồm mã hóa thông tin, bảo mật, cơ chế phản vệ,… Đặc biệt hơn, lộ trình học sẽ đảm bảo sự nghiên cứu về web, điện toán đám mây, các phương pháp phát hiện và bảo vệ các dịch vụ mạng khỏi hành vi đột nhập và phá hoại dữ liệu.
Đồ họa máy tính
Nhiều năm trở lại đây, những sản phẩm công nghệ số đang trở nên phổ biến. Trong chuyên ngành này, sinh viên sẽ được lĩnh hội về các thuật toán cũng như kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao để có thể tạo, hiển thị và tương tác hình ảnh trên màn hình máy tính.
Kỹ năng mềm trong chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin
Trong chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin, không chỉ được đào tạo về kiến thức cơ bản, chuyên sâu về chuyên môn mà kỹ năng mềm cũng cần trang bị. Đặc biệt, cần học và rèn luyện những kỹ năng sau để sẵn sàng cho tương lai:
- Kỹ năng làm việc cá nhân: Công nghệ thông tin yêu cầu nhiều đến sự tập trung, do vậy mỗi người cần trang bị cho mình khả năng tư duy, sáng tạo để phát triển cho công việc của bản thân. Bên cạnh đó, đừng quên rèn luyện kỹ năng phản biện và cách đề xuất sáng kiến để có nhiều cơ hội hơn cho bản thân.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Học cách làm việc nhóm là học được khả năng thuyết trình và trình bày ý tưởng một cách rõ ràng và thuyết phục. Điều đó giúp cho làm việc nhóm trở nên hiệu quả và có thể dễ dàng chia sẻ thông tin hơn. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần học được cách tương tác với các thành viên trong nhóm.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic: Học được kỹ năng phân tích vấn đề sẽ giúp sinh viên tìm ra các giải pháp giải quyết sáng tạo nhất. Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng tư duy logic có thể phân tích và đưa ra kết luận một cách chính xác.
- Kỹ năng quản lý: Kỹ năng quản lý là khả năng lập kế hoạch, quản lý tiến độ và theo dõi phương hướng đi đến mục tiêu của dự án. Bên cạnh đó, biết cách phối hợp và quản lý các bên liên quan trong dự án cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Ngoài ra, cần học hỏi cách giải quyết vấn đề phát sinh trong khi thực hiện dự án.
Cơ hội nghề nghiệp sau khi học chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin luôn là ngành học thu hút nhiều sĩ tử thi tuyển với những ước mơ ấp ủ như thu nhập tốt, nhu cầu tuyển dụng cao, nhiều cơ hội việc làm,… Do ngành học có nhiều chuyên ngành, mỗi cử nhân của ngành học này có thể theo những công việc sau:
Ngành nghề | Chi tiết công việc | Khoảng lương |
Lập trình viên | Phát triển các ứng dụng phần mềm, website, game,… | 8 – 50 triệu đồng/tháng (phụ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực) |
Kỹ sư phần mềm | Chuyên thiết kế và xây dựng các hệ thống phần mềm lớn | 8 – 50 triệu đồng/tháng |
Chuyên viên an toàn thông tin | Đảm việc bảo vệ hệ thống và dữ liệu khỏi các cuộc tấn công của virus | 11 – 16 triệu đồng/tháng |
Kỹ sư mạng | Bao gồm công việc thiết kế các hệ thống mạng và quản lý được mạng lưới vận hành trơn tru, hiệu quả | 8 – 30 triệu đồng/tháng |
Nhà khoa học dữ liệu | Thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn để đưa ra quyết định trong dự án | 10 – 25 triệu đồng/tháng |
Những kiến thức về ngành Công nghệ thông tin của các trường đại học thường được đi từ cơ bản đến nâng cao. Điều này giúp cho sinh viên được nâng cao kiến thức ngay trên ghế nhà trường và có nhiều cơ hội việc làm. Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin sẽ luôn được cập nhật nhanh nhất tại Greenwich Việt Nam để các sĩ tử cùng theo dõi!