Năm 2024, đã có hơn 66 trường đại học trên cả nước công bố mức sàn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức. Đặc biệt, nhiều trường đã đặt mức sàn xét tuyển ở mốc 600 điểm trở lên. Nếu bạn đạt 600 điểm đánh giá năng lực, hãy tham khảo danh sách các trường đại học uy tín trong bài viết sau đây nhé.
1. Đại học Kinh tế TP HCM
Năm 2024, trường Đại học Kinh tế TP HCM tiếp tục tuyển sinh với hình thức xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM (ĐHQG TPHCM). Trong đó, 36 ngành của trường cùng lấy mức điểm chuẩn phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực là 600 (tính theo thang điểm 1.200).
2. Học viện Bưu chính Viễn thông
Học viện Bưu chính Viễn thông là 1 trong những trường áp dụng phương thức tuyển sinh xét tuyển dựa vào điểm thi đánh giá năng lực, đánh giá tự duy áp dụng của 2 trường ĐHQG TPHCM và ĐHQGHN, với chỉ tiêu dự kiến khoảng 20%. Trong đó, nếu thí sinh điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia TP HCM năm 2024 phải đạt từ 600 điểm trở lên. Đối với điểm năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2024 phải từ 75 điểm trở lên.
3. Đại học Công thương TP HCM
Trường Đại học Công thương công bố mức điểm tuyển sinh theo kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM từ 600. Những ngành nổi bật của trường như Marketing, logistics, Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử… yêu cầu điểm chuẩn đạt từ 750 trở lên. Các ngành còn lại dao động từ 600 – 700 điểm như Tài chính ngân hàng, Luật Kinh tế, Công nghệ thực phẩm, Công nghệ dệt may, Du lịch…
4. Đại học Tôn Đức Thắng
Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã chính thức công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào trường cho tất cả các phương thức tuyển sinh. Trong đó, phương thức xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực trường ĐHQG TP HCM thấp nhất là 600 điểm ở các ngành học như Khoa học môi trường, Công nghệ Kỹ thuật môi trường, Quy hoạch vùng đô thị…
Đặc biệt, ngành Khoa học máy tính lấy điểm chuẩn lên đến 900. Hai ngành lấy điểm cao thứ 2, sau ngành Khoa học Máy tính là Marketing và Kinh tế quốc tế với số điểm 880 điểm. Một số ngành khác điểm 800 như Thiết kế đồ họa, Ngôn ngữ Trung Quốc, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Luật…
5. Đại học Quản lý và Công nghệ TP HCM
Đại học Quản lý và Công nghệ TP HCM là 1 trong những trường đại học ở TPHCM lấy điểm chuẩn đánh giá năng lực từ 600 điểm. Trong số 34 ngành đào tạo của trường, có hơn 20 ngành lấy mức điểm chuẩn ở mức 600 như ngành An toàn thông tin, Công nghệ tài chính, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ sinh học… Các ngành khác điểm chuẩn cao hơn với 750 điểm như ngành Thương mại điện tử, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Logistic và quản lý chuỗi cung ứng.
6. Học viện Hàng không Việt Nam
Năm 2024, Học viện Hàng không Việt Nam sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển một phần chỉ tiêu tuyển sinh. Điểm sàn của trường từ 600 điểm áp dụng với các ngành như Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng, Công nghệ kỹ thuật điện tử – viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Một số ngành lấy điểm đánh giá năng lực lên đến 920 điểm như kỹ thuật hàng không, quản lý hoạt động bay với chỉ tiêu khá ít chỉ từ 70 – 130 thí sinh.
7. Đại học Hoa Sen
Trường Đại học Hoa Sen công bố điểm sàn xét tuyển sớm năm 2024 với 4 phương thức. Trong đó, phương thức xét tuyển trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực dự kiến sẽ có 400 chỉ tiêu trong tổng số 4000 chỉ tiêu tuyển sinh năm nay. Đối với thí sinh sử dụng điểm ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển phải đạt tối thiểu 67/150 điểm và điểm ĐGNL của Đại học Quốc gia TPHCM phải có điểm sàn đạt từ 600/1200 điểm. Phương thức này áp dụng cho tất cả 30 ngành mà trường đang đào tạo.
8. Học viện Quân y
Năm 2024, Học viện Quân y công bố thông tin tuyển sinh với phương thức xét tuyển từ kết quả thi Đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức với 20% chỉ tiêu. Để được xét tuyển theo phương thức này, thí sinh phải đạt ít nhất 75 điểm trong kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc 600 điểm trong kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM.
Ngoài đạt điểm chuẩn do trường công bố, thí sinh còn phải đạt các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Quốc phòng gồm sức khỏe và chính trị.
9. Học viện Biên phòng
Học viện Biên phòng tuyển sinh với 4 phương thức xét tuyển gồm: tuyển thẳng, xét tuyển dựa vào điểm học bạ THPT, xét tuyển điểm chuẩn kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do các trường đại học trong nước tổ chức. Trong đó, phương thức xét tuyển theo kỳ thi ĐGNL không vượt quá 20% chỉ tiêu. Đối với phương thức này, nhà trường yêu cầu thí sinh phải có điểm sàn bài thi đánh giá năng lực của của trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh từ 600/1.200 điểm trở lên và Đại học Quốc gia Hà Nội từ 75/150 điểm trở lên. Lưu ý, thí sinh có thể tham gia xét tuyển tất cả các phương thức để gia tăng cơ hội trúng tuyển.
10. Đại học Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng)
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 theo 5 phương thức xét tuyển, với tổng chỉ tiêu là 1900. Trong đó, điểm sàn phương thức xét tuyển ĐGNL của trường ĐHQG TP HCM là 600 điểm trở lên. Ngoài ra, trường còn kết hợp lấy điểm trung bình cộng môn Ngoại ngữ năm lớp 10, lớp 11 và HK1 lớp 12 THPT đạt từ 6.5 trở lên. Trường sẽ xét tuyển các thí sinh đủ điều kiện theo nguyên tắc từ cao đến thấp.
Trên đây là những thông tin chi tiết về các trường đại học có điểm chuẩn xét tuyển bằng hoặc cao hơn 600 điểm đánh giá năng lực. Với số điểm 600 đánh giá năng lực, các sĩ tử hoàn toàn có thể lựa chọn những ngôi trường đại học chất lượng hàng đầu với nhiều chuyên ngành đào tạo hấp dẫn.