2024 rồi, làm gì còn ai lo trượt đại học?

Hết flop đổi tên: Đỗ đại học bây giờ thì quá dễ rồi, quan trọng là có học được không? Ra trường có làm nên cớm cháo gì không thôi hay lại báo bố báo mẹ!”

Duyanhneee: Nghĩ nhiều mà làm gì, cứ đỗ đại học thì vui trước đã, cứ có trường để học cho bằng bạn bằng bè, còn học như thế nào thì…tính sau. Lo thế thì biết bao giờ hết lo? 

PhiphaiPro: Phân với chả tích lắm chuyện. Học mãi mệt rồi tạm YOLO cái đã!

Trên các trang mạng xã hội, không khó để bị cuốn vào những cuộc tranh cãi như ví dụ ở trên về chủ đề đỗ, trượt đại học. Khoảng 10 năm trở về trước, việc đỗ đại học là một thành tích rất đáng tự hào và vẻ vang với cá nhân và cả gia đình các sĩ tử. 

Những năm gần đây, đặc biệt sau khi kết hợp kỳ thi đại học và thi tốt nghiệp THPT vào làm một, việc đỗ đại học vẫn là một thành tích đáng ghi nhận thể hiện nỗ lực học tập của thí sinh, nhưng tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng việc đỗ đại học đã ngày càng được “bình thường hóa”. Chưa kể, việc đỗ đại học trở nên “đại trà” còn dấy lên một mối lo ngại mới về chất lượng đào tạo và chất lượng đầu ra của người học. Vậy ai là người nên mừng và nên lo khi trúng tuyển đại học?

Trường học ngành học thì nhiều, người học không tăng nên “rộng cửa” cho tất cả

Không đi sâu phân tích ở góc nhìn chủ trương hay chính sách, việc đỗ đại học trở nên dễ dàng hơn trong những năm trở lại đây có nhiều nguyên nhân, một trong những thực trạng cả phụ huynh và thí sinh đều có thể nhìn thấy được trên báo chí đó là có sự xuất hiện của những trường đại học mới và nhiều ngành học mới mỗi năm. 

Có một số trường một vài năm trước còn chưa ai nhớ tên, thậm chí gần như vô danh trên bản đồ tuyển sinh đại học, sau khi được đầu tư vốn xây dựng, cải tạo, đẩy mạnh truyền thông đã bắt đầu tham gia vào “cuộc đua” thu hút sinh viên với chỉ tiêu 1.000 – 2.000 sinh viên mỗi năm, điểm đầu vào thì không cần đề cập vì “dễ thở” với cả các thí sinh có học lực trung bình. 

Lại có các trường tốp đầu muốn phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, công bố mở thêm 5 – 7 ngành mới. Mỗi ngành chỉ cần thêm 100 – 200 chỉ tiêu là cửa vào trường tốp đã rộng mở cho thêm hàng nghìn sinh viên.    

Ngành mới mở – chỉ tiêu tăng, trượt đại học cũng khó?

Thử hỏi thế thì còn ai trượt được đại học?

Điểm cao vào đại học, điểm thấp cũng có quyền vào đại học chứ!

“Điểm thấp thì cố đấm ăn xôi vào đại học làm gì, nên học cao đẳng, học nghề mà làm thợ cho đỡ mất thời gian, đỡ tốn tiền học của bố mẹ.” là suy nghĩ của nhiều người trong việc tư vấn – định hướng nghề nghiệp cho con trẻ. Chưa nói đến vấn đề đúng sai, quan điểm này không tránh khỏi khiến một số thí sinh có học lực thấp cảm thấy bị phân loại một cách “cưỡng chế”. Chẳng lẽ người như tôi chỉ có thể/chỉ phủ hợp với trình độ thấp thôi sao?

Làm gì có cái lý ấy! Ai cũng có quyền tự do lựa chọn con đường cho mình, tôi muốn học gì là quyền của tôi. Tôi điểm thấp nhưng tôi vẫn nhất quyết vào đại học đấy, tôi chẳng có gì sai hay xấu hổ. 

Chưa kể, ở xã hội Việt Nam vẫn còn khá coi trọng danh tiếng và địa vị xã hội như hiện nay, khi nói: “Con tôi/em/cháu học cao đẳng X hay trường nghề Y.” vẫn khiến người ta có chút cảm giác chạnh lòng.

Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra một chút ở các nước phương Tây, như Anh Quốc chẳng hạn, đầu vào đại học thực ra rất dễ dàng. Đơn cử như Đại học Greenwich, Anh Quốc – trường có ngành Quản trị kinh doanh xếp hạng cao trong Top đầu London xét tuyển đầu vào cũng chỉ yêu cầu thí sinh Việt Nam có bằng tốt nghiệp THPT và điểm trung bình từ 7.0 trở lên. 

Điều kiện tuyển sinh dành cho sinh viên Việt Nam trên website chính thức của Đại học Greenwich, Anh Quốc

Nếu sang London du học tại Đại học Greenwich, ai dám gièm pha bạn là: chỉ học dốt mới vào trường này? Trong khi đó ở Việt Nam, 4 cơ sở đào tạo Greenwich Việt Nam của Đại học Greenwich xét tuyển với điều kiện tương đương tại Anh Quốc, nhưng lại bị bảo là: chỉ học dốt mới vào trường này?!

Điều kiện xét tuyển tại Việt Nam tuân thủ điều kiện xét tuyển tại Anh Quốc

Thế mới thấy điểm thấp hay điểm cao cũng không phải là điều đáng lo ngại khi quyết định vào đại học hay không.

Vậy thí sinh nên lo gì? 

Một vấn đề đi cùng thực tế “ai rồi cũng đỗ đại học” là trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong việc đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thực tế và chăm sóc sinh viên của mình, không để tình trạng đào tạo đại trà “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. 

Học đại học ra sinh viên có thể làm gì? Chẳng ở đâu xa, thị trường lao động lâu nay đã phản ảnh nghịch lý doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực chất lượng trầm trọng còn sinh viên ra trường cứ… thất nghiệp. Các nhà tuyển dụng nay không còn lạ với hình ảnh cử nhân ra trường ngơ ngáo với tấm bằng đại học trong tay.

Chọn đại học không chỉ là chọn nơi học, mà còn là chọn nơi trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tương lai. Greenwich Việt Nam nổi bật với phương pháp đào tạo gắn kết chặt chẽ với thực tiễn doanh nghiệp, giúp sinh viên áp dụng lý thuyết vào thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt trường có đội ngũ cố vấn học tập (mentor) cung cấp dịch vụ chăm sóc và theo dõi quá trình học tập của sinh viên vô cùng sát sao, với tiêu chí “không sinh viên nào bị bỏ lại phía sau”, đảm bảo việc học tập của sinh viên luôn được đốc thúc, thông tin kịp thời với gia đình. 

Sinh viên học tại Greenwich Việt Nam được thụ hưởng môi trường học tập cá nhân hóa cao

Với tỉ lệ 98% sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay, Greenwich Việt Nam khẳng định chất lượng đào tạo và sự chăm sóc tận tình dành cho sinh viên. Các chương trình học được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, giảng viên giàu kinh nghiệm, và cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp uy tín mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho sinh viên trên thị trường lao động.

Greenwich Việt Nam không chỉ là nơi cung cấp kiến thức, mà còn là nơi tạo dựng tương lai cho các sinh viên có nhu cầu được hướng dẫn, dìu dắt tới đích đến thành công.

#

Lịch sự kiện

04Th10

[HCM] COMPANYVISIT FSOFT TOUR

8:00 sáng - 12:00 chiềuHo Chi Minh campus
04Th10

[HCM] Company Visit: 1990 Agency 

8:00 sáng - 5:00 chiềuHo Chi Minh campus
01Th10

[HCM] Timeline event tháng 10/2024

8:00 sáng - 5:00 chiềuHo Chi Minh campus